Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Các Loại Cảm Biến Áp Suất
Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện. Thông qua bộ mạch xử lý, thiết bị sẽ báo cho người dùng các thông số đo về áp suất. Cảm biến áp suất được dùng để đo độ lớn áp suất hoặc dùng trong các ứng dụng có liên quan đến theo dõi áp suất.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất chuyển đổi áp suất thành dạng tín hiệu điện và sau đó được truyền đi và hiển thị. Hai dạng tín hiệu phổ biến được sử dụng là tín hiệu theo cường độ dòng điện có độ lớn từ 4 đến 20mA và tín hiệu dưới dạng điện áp từ 0 đến 5V.
Các loại cảm biến áp suất
- Cảm biến áp suất nước
- Cảm biến đo áp suất dầu
- Cảm biến áp suất dầu phòng nổ
- Cảm biến đo áp suất màng
- Cảm biến đo áp suất chân không
- Cảm biến đo sự chênh lệch áp suất
Các thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất
Mỗi thiết bị đo đều có thông số kỹ thuật riêng nằm giúp người dùng xác định được loại thiết bị nào phù hợp với nhu cầu và sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Các thông số quan trọng của cảm biến áp suất như sau.
- Phạm vi áp suất của môi trường cần đo.
- Dải đo – giới hạn phạm vi đo của cảm biến: Thường các cảm biến áp suất có thể đo áp suất từ vài bar cho với hàng trăm bar tùy loại.
- Thang đo đầy đủ.
- Loại đầu ra dạng điện áp hay cường độ dòng điện.
- Mức đầu ra thông thường là 4-20mA.
- Cấp chính xác: Dựa vào sai số của thiết bị
- Độ phân giải càng cao thì càng chính xác.
- Điện áp nguồn cung cấp.
- Có khả năng điều chỉnh thông số trên cảm biến hay không.
- Phạm vi nhiệt độ.
Một số loại cảm biến áp suất phổ biến mà Toàn Cầu đang phân phối
1. Cảm biến áp suất IFM
2. Cảm biến áp suất Wika
3. Cảm biến áp suất Anderson-Negele
4. Cảm biến áp suất Danfoss
5. Cảm biến áp suất Hengesbach