https://www.facebook.com/nhapkhautoancau/?modal=admin_todo_tour https://www.youtube.com/channel/UCqQ-Yd_actIUtVvs_BgTIGQ Saleshn@nhapkhautoancau.com 0917951833
# #
Bài viết


 11/01/2021

Việt Nam triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 dưới “lăng kính” chuyên gia nước ngoài

Bất chấp những tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, hầu hết dự báo kinh tế của các tổ chức quốc tế đều cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi từ 6% đến 7%. IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5 % khi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục bình thường hóa.

Ngân hàng thế giới (World Bank) nhận định triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực, dự báo tăng trưởng ở mức 6,8%.

Bàn về triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu COVID-19, TS Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, cho biết: “Việt Nam đang và sẽ làm rất tốt. Việt Nam có khả năng cao trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới nhờ những thành tựu đất nước đã đạt được trong thời gian qua.

Mặc dù tình hình hiện nay vẫn còn nhiều yếu tố bất định nhưng tôi tin rằng, sang năm 2021, Việt Nam sẽ tăng tốc mạnh mẽ hơn. World Bank kỳ vọng, với nhiều tín hiệu tích cực như việc nghiên cứu vaccine đã có bước tiến triển rõ rệt, các hoạt động thương mại đang dần trở lại, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng tốt vào năm 2021”.

Theo đại diện World Bank, Việt Nam đã nắm bắt tốt cơ hội từ cuộc khủng hoảng. Điển hình như việc thương mại toàn cầu năm nay đang chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Ông Andrew Jeffries – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6,3% trong năm 2021.

Dự báo này căn cứ vào 4 yếu tố: Trước hết, nhu cầu bên ngoài đã và sẽ dần phục hồi vào năm 2021, có lợi cho một nền kinh tế có độ mở rộng như Việt Nam. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đã và đang thích nghi dần trong sống chung với đại dịch, trong khi đang chờ đợi sự đột phá trong việc nghiên cứu và tìm kiếm vaccine. Việc đóng cửa toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ không xảy ra như ở những tháng đầu năm 2020, do vậy, nhu cầu bên ngoài sẽ dần phục hồi, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công đang được đẩy mạnh sẽ tiếp tục tác động tích cực đến tăng trưởng trong năm 2021. Tiếp đến, sự cơ cấu lại dòng vốn và thương mại quốc tế tiếp tục mạnh mẽ hơn vào năm 2021.

Để đạt được tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021-2030, đưa Việt Nam là nước thu nhập trung bình cao, ông Andrew Jeffries cho rằng, ưu tiên số một là nâng cao hiệu quả thể chế, từ đó sẽ có tác động lan tỏa sang mọi lĩnh vực, góp phần tăng trưởng bền vững. Thể chế hiệu quả sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển và tận dụng được tối đa các nguồn lực để ứng phó biến đổi khí hậu.

Trích Báo Lao Động

Tin tức liên quan
 23/04/2021
Van Bướm – Butterfly Valve
      1. Van bướm là gì? Van bướm…
 24/03/2021
Tình hình Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Đức…
Những nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ…
 12/01/2021
Đồng hồ đo áp suất Wika
1. Đồng hồ đo áp suất là gì? Đồng hồ…